Biện pháp thi công sân bóng cỏ nhân tạo và quy trình thi công

Với đặc tính an toàn, cực bền cùng giá trị thẩm mỹ cao, sân bóng cỏ nhân tạo ngày càng được sử dụng phổ biến. Điều này kéo theo nhu cầu thi công sân cỏ nhân tạo cũng tăng cao. Vậy bạn có biết cách thi công sân cỏ nhân tạo như thế nào chuẩn? Cùng chúng tôi tìm hiểu biện pháp thi công sân bóng cỏ nhân tạo đầy đủ trong bài viết dưới đây. 

Sân bóng cỏ nhân tạo ngày càng được ưa chuộng bởi độ bền cao
Sân bóng cỏ nhân tạo ngày càng được ưa chuộng bởi độ bền cao

Đặc điểm cơ bản của sân bóng cỏ nhân tạo 

Sân bóng cỏ nhân tạo hay còn gọi là cỏ nhựa/cỏ giả, thường được làm từ các sợi tổng hợp PE hoặc PP. Đặc điểm của loại cỏ này là khả năng đàn hồi và ma sát rất tốt, đem lại cảm giác thoải mái không thua kém gì cỏ tự nhiên. 

Theo quy định của FIFA, sân bóng cỏ nhân tạo có cấu tạo gồm các lớp như sau: 

  • Lớp đá 1×2 và 2×4: giúp thoát nước và tạo độ chặt cho mặt sân.
  • Lớp đá mi: tạo phẳng cho bề mặt của sân bóng. 
  • Lớp cát và hạt cao su thường được dùng để chèn chân cỏ và tạo độ êm cho mặt sân, hạn chế tối đa chấn thương cho người chơi. 

Biện pháp thi công sân bóng cỏ nhân tạo

Thi công sân bóng cỏ nhân tạo đòi hỏi phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn nhất định. Dưới đây là quy trình thi công sân bóng cỏ nhân tạo cơ bản bạn cần biết:

Thi công nền sân bóng

Hạ nền là công đoạn quan trọng đầu tiên bạn cần tiến hành khi thi công sân bóng cỏ nhân tạo, ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ sử dụng của sân. 

Đầu tiên, cần xử lý phần bề mặt của nền, san bằng những chỗ bị gồ ghề và xử lý phần cỏ còn sót lại trên mặt nền. Điều này sẽ giúp lớp móng nền của sân được khô ráo trước khi trải thảm. Bước tiếp theo cần tiến hành là trải đá lên mặt sân và dùng vòi phun đều khắp mặt sân nhằm giúp đã có thể nén chặt rồi lu hạ nền cho chắc chắn. 

Thi công sân bóng cỏ nhân tạo cần tuân thủ các tiêu chuẩn nhất định
Thi công sân bóng cỏ nhân tạo cần tuân thủ các tiêu chuẩn nhất định

Xây bó vỉa (hệ thống thoát nước)

Sử dụng gạch ống hoặc gạch thẻ xây dày khoảng 100 – 200mm và lót bê tông bên dưới. Tường bó vỉa thường thi công cao hơn mặt nền hạ ban đầu khoảng 8 – 10cm. Ngoài ra, mương thoát nước nên xây rộng khoảng 0,5m và cao từ 20 – 40cm. 

Chú ý, tùy theo diện tích sân bóng mà bạn có thể chọn xây bó vỉa hoặc hệ thống thoát nước sao cho phù hợp. 

Làm nền và độ dốc cho sân bóng 

Tiến hành rải đều đá lên bề mặt sân đã được san lấp bằng phẳng với chiều dày lớp đá mi từ khoảng 10 – 15cm và độc dốc khoảng 0.2~0.7%. Sau khi đã lu chèn chặt, bạn cần dùng dây căng kiểm tra lại độ phẳng cũng như độ dốc của mặt nền sân với độ cao, khoảng 2-5cm. 

Lưu ý, khi lu sân cần phải tưới thêm nước ở bề mặt để giúp mặt nền có đủ độ mịn. 

Sân bóng cỏ nhân tạo đem lại trải nghiệm không thua kém cỏ tự nhiên
Sân bóng cỏ nhân tạo đem lại trải nghiệm không thua kém cỏ tự nhiên

Trải thảm cỏ nhân tạo 

Đây là bước rất quan trọng khi thi công sân bóng đá. Trước tiên, cần phải trải thảm cỏ nhân tạo dọc theo chiều dọc hoặc ngang ở trên bề mặt của sân bóng. Sau đó, dùng keo dán chuyên dụng để liên kết mặt cỏ lại với nhau. Tiếp đến hãy trải một lớp cát khoảng 2-3cm để làm đệm và giúp thảm cỏ được ổn định. 

Trải thêm một lớp hạt cao su khoảng 0,8 đến 1cm lên bề mặt nhằm giúp chân sợi cỏ. Đồng thời, tạo độ đàn hồi cho mặt sân, giúp tăng độ nảy cho trái bòng và giảm chấn thương cho các cầu thủ. 

Ngoài các phần chính như trên, để hoàn thiện một sân bóng cỏ nhân tạo bạn cần tiến hành kẻ các đường line trắng cho sân. Chú ý kiểm tra kỹ các mép dãn cỏ để đảm bảo chúng không bị hở hay tróc keo. Bên cạnh đó, cần tiến hành thi công thêm hệ thống lưới chắn bóng và đèn chiếu sáng sao cho phù hợp với mục đích sử dụng. 

Trên đây là biện pháp thi công sân bóng cỏ nhân tạo với một số bước cơ bản mà bạn cần nắm rõ. Quý khách cần tư vấn chi tiết về các loại cỏ nhân tạo, hãy liên hệ ngay conhantaomiennam.com để được hỗ trợ tốt nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *